Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

Vợ ít sữa: Khổ con, khổ chồng, khổ cả… mẹ chồng

Đứa con là điều gì đó thiêng liêng gắn kết cả gia đình lại với nhau. Ai cũng muốn dành những gì tốt nhất cho con, cho cháu mình nhưng không phải khi nào “điều tốt đẹp ấy” cũng là đúng.


Người ta nói “yêu nhau đến mấy chỉ khi lấy rồi bạn mới hiểu” và  “phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng”, chỉ đến khi sinh con, thời gian sau sinh cùng những vất vả sau đó bạn mới hiểu được thế nào là tình yêu, hạnh phúc hay địa ngục, đau khổ.


Đây là một câu chuyện có thật, Mabio xin phép không công khai danh tính theo yêu cầu của nhân vật chính. Hy vọng câu chuyện sẽ là lời cảnh tỉnh cho các ông bố trẻ, nhất là những người lần đầu làm cha.


“Tôi là trai tỉnh lẻ, lên Hà Nội lập nghiệp còn cô ấy là gái Hà Nội. Chúng tôi đã yêu nhau 4 năm, định là sang 2018 sẽ cưới nhưng lại lỡ có bầu từ tháng 4 năm 2017. Chị cô ấy mới cưới nên 2 đứa và gia đình thống nhất chỉ đăng ký kết hôn, sinh xong sẽ tổ chức đám cưới sau. Chính vì vậy đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn luôn nghĩ rằng mình nợ vợ điều gì đó vô cùng lớn, không chỉ là trách nhiệm.


Ngay sau khi biết vợ mang thai, tôi đã thuê một căn nhà 2 tầng ở gần ngay chỗ làm thay vì chỗ trọ lụp xụp trước kia để vợ được thoải mái. Vợ cũng đã sớm chuyển về công tác cùng công ty với tôi nên mọi chuyện đưa đón cũng rất thuận tiện. Tuy nhiên, vì lần đầu làm cha mẹ nên cả hai đều rất bỡ ngỡ, chẳng biết chuẩn bị điều gì. Về phần mình, tôi chỉ biết đối xử với vợ thật tốt và làm việc thật chăm chỉ để có thể cho hai mẹ con một cuộc sống đủ đầy nhất.


Hai vợ chồng hạnh phúc chờ đón thiên thần nhỏ chào đời (Ảnh minh họa)
Hai vợ chồng hạnh phúc chờ đón thiên thần nhỏ chào đời (Ảnh minh họa)


Từng ngày từng tháng trôi qua, trộm vía cô ấy cũng mát thai nên bé lớn rất nhanh. Hàng tháng, ông bà nội vẫn gửi đồ ăn từ quê lên cho cháu vì sợ trên này đồ ăn không được sạch.


Rồi ngày dự sinh cũng đến, thế nhưng vợ tôi lại không có dấu hiệu đau đẻ như bao người khác, thậm chí tử cung đã mở mà vẫn không thấy đau. Bác sĩ nói với tôi rằng cô ấy cần phải mổ vì thai nhi lớn quá, không đẻ thường được.


Tôi còn nhớ mãi ánh mắt đỏ hoe đầy sợ hãi của vợ khi bước vào phòng mổ, bàn tay của cô ấy bấu chặt vào tay tôi như đứa trẻ sợ đau lần đầu đi tiêm. Ngồi bên ngoài chờ đợi, tôi dường như nín thở, hai đầu gối cứ va vào nhau lập cập, đôi mắt dán chặt vào cửa phòng phẫu thuật không dám rời một giây vì lo lắng. Mãi đến khi tiếng khóc vang lên thì tôi mới chính thức thở phào. Ơn giời, hai mẹ con đều bình yên vô sự.


Sau khi ra viện, tôi đưa vợ về nhà ngoại dưỡng sức 1 tuần vì nhà nội xa quá, mà đường sá tết nhất lại đông đúc, nhất là khi vợ lại phải mổ chứ không sinh thường được.


Hết 1 tuần đầu tiên, tôi thuê xe đưa cả hai mẹ con về nhà nội ở Thanh Hóa. Thật tình, từ khi hai vợ chồng về với nhau, chưa bao giờ chúng tôi ở nhà nội quá 1 tuần. Người ta vẫn nói “xa thơm gần thối”, nên lần này đưa vợ con về, tôi cũng có chút lo lắng về chuyện gia đình chồng – nàng dâu.


Phải nói qua về bố mẹ tôi, ông bà trước giờ chưa bao giờ nói nặng lời với tôi, cũng rất quý vợ tôi khi tôi dẫn cô ấy về ra mắt hồi đang yêu. Nhưng không hiểu sao, sau khi có cháu, tính tình ông bà đã hoàn toàn thay đổi.


Ở nhà với hai mẹ con hai hôm tôi phải quay trở lại Hà Nội để làm việc, còn vợ và con ở lại với ông bà nội. Tôi định để 2 mẹ con ở nhà với ông bà đến hết thời gian vợ nghỉ đẻ để tiện có ông bà chăm sóc. Nhưng những gì diễn ra mà tôi sắp kể sau đây khiến tôi nghĩ rằng tôi cần đưa cô ấy trở lại Hà Nội càng sớm càng tốt.


Chẳng là từ lúc mới sinh vợ đã ít sữa và còn có dấu hiệu tắc sữa nhẹ. Ở Hà Nội, bà ngoại thường xuyên chườm ấm, mát xa nên tình trạng tắc sữa không mấy trầm trọng. Về quê, chẳng được mát xa nên sữa ngày càng ít đi, đã thế lại còn cứ vón cục cả lại, thành ra cu cậu không có sữa bú, cả ngày khóc ngặt không ai dỗ được.


Ông bà nội lo cho cháu nên đã cho bé uống thêm sữa ngoài từ khi về, mặc dù không muốn nhưng tôi cũng không còn cách nào khác. Mẹ tôi hàng ngày nấu cháo chân dê, hầm móng giò cho con dâu ăn để mong sữa về nhưng có vẻ không ăn thua. Vì ăn nhiều mấy món đó quá, vợ có nói với tôi cô ấy thực sự không ăn nổi nữa. Tôi cũng hiểu, đến mình ăn 1 món liền mấy bữa còn chán huống chi ngày nào vợ cũng phải ăn như vậy.


Nhưng vì sợ vợ với mẹ xảy ra xích mích, tôi dặn vợ, dù bố mẹ nói gì cũng không được cãi, mọi thứ cứ để anh lo. Vợ tôi rất ngoan, cô ấy nghe theo đúng lời tôi dặn và chỉ nói lại với tôi. Mọi thứ cũng chỉ xoay quanh vấn đề không có sữa cho con.


Tôi gọi điện cho mẹ để nói về vấn đề này, mẹ nên đổi món chứ đừng bắt vợ con ăn nhiều 1 món thế, ngán không ăn được đâu. Mẹ tôi tỏ ra không bằng lòng về việc vợ “mách lẻo” với chồng, lại còn không quên buông thêm một câu không kém phần gay gắt “sướng mà không biết hưởng, ngày xưa còn không có mà ăn, giờ có ăn lại nhè ra là chán”. Mọi thứ đâu vẫn vào đó, bà vẫn tiếp tục những món ăn lợi sữa và nghe theo bất cứ ai mách cách để có sữa là bà làm.


Làm mất lòng mẹ chồng chỉ vì không có sữa cho con (Ảnh minh họa)
Làm mất lòng mẹ chồng chỉ vì không có sữa cho con (Ảnh minh họa)


Tôi biết tấm lòng của bà nội dành cho cháu, vì cháo chân dê là một món ăn rất bổ dưỡng mà cũng không hề rẻ, nhưng nếu không biết làm sẽ rất hôi và khó ăn. Mẹ tôi không phải người nấu ăn giỏi, điều này tôi cũng đã biết từ trước. Cuối tuần về nhà, ăn thử món cháo của vợ mà tôi không dám nuốt. Mẹ tôi thì liên tục nói cháu không có sữa mà bú, mẹ nó thì lười không chịu ăn, còn muốn đưa cháu đi xin sữa, không cho bú mẹ nữa,… Lúc này tôi mới nhận ra những áp lực mà vợ phải chịu khi ở nhà.


Đọc báo mạng nhiều, tôi chỉ lo cô ấy áp lực quá mà bị trầm cảm. Mặc dù biết ông bà thương cháu nhưng rõ ràng cách thương của ông bà không đúng với thời bây giờ nữa rồi.


À, lại còn chuyện tắc sữa của vợ nữa. Đã không được mát xa, chườm nóng lại còn thêm tâm lý căng thẳng nên tình hình ngày càng trầm trọng. Cục sữa tắc đã cứng cả lại, sưng đau khiến vợ tôi nhăn nhó. Tôi nói với bố mẹ, đầy tháng cháu xong, cuối tuần con đưa 2 mẹ con xuống Hà Nội chữa tắc sữa, sau đó để cô ấy ở Hà Nội để mình chăm luôn, ông bà nội đỡ vất vả, nhưng thật ra là muốn vợ tôi thoải mái hơn một chút.


Cuối tuần đó tôi đưa vợ xuống Hà Nội, vào viện điều trị tắc sữa. Trong khoảng thời gian này, cu con vẫn phải ăn sữa ngoài. May quá, sau 3 ngày, mấy cục sữa tắc như đá cũng tan nhưng vợ vẫn chưa nhiều sữa, cứ ủ rũ tự trách mình vì không đủ sữa nuôi con. Tôi hiểu sự quan trọng của sữa mẹ với con như thế nào.


Mặc dù tôi và vợ đã lên mạng tìm hiểu về cách lợi sữa và áp dụng đủ nhưng không khả quan lắm. Rồi vô tình trên Facebook hiện quảng cáo sản phẩm Mabio – Lợi Sữa, Dáng Thon – Hết lo Mất Sữa, Ít Sữa, Tắc Sữa, tôi đánh liều chat với tư vấn thì mới vỡ lẽ ra nhiều thứ mà trước kia mình vẫn nhầm lẫn, không phải cứ ăn nhiều móng giò, chân dê,… là có thể có nhiều sữa. Tìm hiểu rất kỹ qua website, có chứng nhận cấp phép của Bộ y tế  tôi mới dám đặt cho vợ một nửa liệu trình là 2 lọ để xem thế nào.


Lúc đầu thì vợ cũng không chịu uống, vì cho con bú phải kiêng khem nhiều thứ chứ không thể bạ gì uống nấy được, tôi phải thuyết phục mãi cô ấy mới chịu. Trộm vía cái thuốc này (thật ra thì nó không phải thuốc, nhưng thôi tôi cứ gọi thế cho dễ) toàn làm từ thảo dược, nhưng không phải sắc hay pha mà họ đã đóng thành viên nén sẵn, chỉ uống với nước rất tiện. Vợ uống xong cứ tấm tắc khen mãi vì mùi thuốc thơm dễ chịu vô cùng. Thế nhưng sau 3 ngày uống mà tình hình của vợ tôi không nhích thêm một tí nào cả, sữa vẫn thế, không thêm dù chỉ một giọt.


Lo lắng quá, tôi lại gọi điện cho chị tư vấn, chị này bảo tôi cứ tiếp tục cho vợ dùng, vài ngày nữa sữa sẽ về, vì tùy cơ địa mỗi người mà tác dụng nhanh chậm không giống nhau. Thật lòng tôi cũng chẳng tin lắm, nhưng thôi cứ động viên vợ uống tiếp. May quá, đến ngày thứ 6 thì niềm vui đã mỉm cười với hai vợ chồng. Sáng sớm, vợ nói thấy tức ngực, thế là lập tức cho con bú. Cu con đói hơi sữa mẹ lâu ngày, ngậm ngay mút lấy mút để, tôi còn nghe thấy tiếng con nuốt sữa ực ực đầy thích thú. Bao nhiêu ngày qua phải uống sữa ngoài, thật là tội con quá!


Vẫn chưa hết lo lắng, tôi lại tiếp tục gọi cho tư vấn, và được hướng dẫn dùng thêm 2 hộp nữa để ổn định lượng sữa. Bây giờ, ngực vợ lúc nào cũng căng tràn, nhiều khi chẳng làm gì sữa cũng chảy ướt áo, cu cậu bú không hết, hai vợ chồng hút tích vào túi, chật cứng cả ngăn đá tủ lạnh.


Vừa rồi cả gia đình lại về nhà nội chơi, thấy cháu đích tôn mập mạp, khỏe mạnh, hai ông bà vui mừng ra mặt, nhất là mẹ tôi.


Ông bà nội hạnh phúc khi thấy cháu đích tôn khỏe mạnh (Ảnh minh họa)
Ông bà nội hạnh phúc khi thấy cháu đích tôn khỏe mạnh (Ảnh minh họa)


Vợ chồng tôi ra vườn hái rau, bắt gà chuẩn bị cho bữa cơm tối. Còn ông bà nội vẫn đang bồng cháu, thỉnh thoảng cu cậu lại phát ra những tiếng i ô rồi cười ré lên thích thú vì được bà nội chọc cười. Mẹ tôi đã hiểu được những việc mình làm trước đây là chưa đúng, không khí gia đình cũng vì vậy mà thoải mái hơn rất nhiều.


Có điều này tôi muốn nói riêng với các ông chồng: Mẹ là người sinh ra mình, dành cả cuộc đời để yêu thương, chăm sóc mình; còn vợ lại hy sinh cả cuộc đời để cho mình một mái ấm; cả hai người họ đều đáng được nâng niu, trân trọng. Nếu mẹ chồng – nàng dâu xảy ra bất hòa, giải quyết mọi chuyện là trách nhiệm của người đàn ông, chỉ cần khéo léo một chút, chắc chắn gia đình sẽ êm ấm thuận hòa”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét